Sale!

Các đặc trưng cơ bản của quần thể

20.000 

File word trắc nghiệm chủ đề Các đặc trưng cơ bản của quần thể

Description

Câu  (000307): Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Kiểu phân bố.                                                 B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.

C. Tỷ lệ đực cái.                                                  D. Mối quan hệ giữa các cá thể.

Câu  (000308): Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì

A. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.

B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.

C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.

D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

Câu  (000309): Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là

A. kích thước tối thiểu của quần thể.                  B. kiểu phân bố của quần thể.

C. kích thước tối đa của quần thể.                      D. mật độ cá thể của quần thể.

Câu  (000310): Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

A. Tỉ lệ giới tính.                                                 B. Loài ưu thế.

C. Loài đặc trưng.                                               D. Thành phần loài.

Câu  (000311): Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật?

A. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng.

B. Phân bố đều (đồng đều).

C. Phân bố ngẫu nhiên.

D. Phân bố theo nhóm.

Câu  (000312): Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?

A. Mức độ sinh sản.                                            B. Ánh sáng.

C. Nhiệt độ.                                                         D. Độ ẩm

Câu  (000313): Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mỹ cứ 9 – 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến động theo chu kì:

A. Mùa.                         B. Ngày đêm.                C. Tuần trăng.               D. Nhiều năm.

Câu  (000314): Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Số lượng muỗi tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông.

B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau khi bị cháy vào tháng 3 năm 2002.

C. Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông.

D. Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.

Câu  (000315): Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Phân bố theo chiều thẳng đứng.                     B. Phân bố ngẫu nhiên.

C. Phân bố theo nhóm.                                        D. Phân bố đồng đều (Phân bố đều).

Câu  (000316): Cho biết N0 là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (t0), Nt là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm t có thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào sau đây?

A. Nt = N0 + B – D – I + E.                                B. Nt = N0 – B + D + I – E.

C. Nt = N0 + B – D + I – E.                                D. Nt = N0 + B – D – I – E.

Câu  (000317): Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.

B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

C. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

D. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi.

Câu  (000318): Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?

A. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè

B. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác

C. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng

D. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch

Câu  (000319): Giả sử quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa cũng như không xảy ra sự xuất cự và nhập cư. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn sẽ tăng khi

A. b > d.                        B. b < d.                        C. b = d 0.                 D. b = d = 0.

Câu  (000320): Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. Thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể

B. Tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.

C. Thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển

D. Thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên

Câu  (000321): Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là

A. phân bố ngẫu nhiên.                                       B. phân bố theo chiều thẳng đứng.

C. phân bố theo nhóm.                                        D. phân bố đồng điều.

Câu  (000322): Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.

B. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.

D. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.

Câu  (000323): Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng  cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

Câu  (000324): Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau  đây không đúng?

A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.

B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.

C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.

D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.

Câu  (000325): Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?

A. Độ đa dạng về loài.                                        B. Mật độ cá thể.

C. Tỉ lệ giới tính.                                                 D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

Câu  (000326): Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Câu  (000327): Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.

B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.

C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

Câu  (000328): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

Câu  (000329): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.

Câu  (000330): Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

Câu  (000331): Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.

Câu  (000332): Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do

A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.

C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.

D. kích thước của quần thể còn nhỏ.

Câu  (000333): Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho

A. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.

B. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.

C. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.

D. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.

Câu  (000334): Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi

A. mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

B. mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng.

C. mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử vong tăng.

D. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.

Câu  (000335): Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?

A. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.

B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

C. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.

D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.

Câu  (000336): Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi

A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.

B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).

C. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.

D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.

Câu  (000337): Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?

(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.

(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.

(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.

A. 1.                              B. 4.                              C. 3.                              D. 2.

Câu  (000338): Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.

B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.

C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

Câu  (000339): Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.

B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

Câu  (000340): Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

Câu  (000341): Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu  (000342): Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu  (000343): Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (2) và (4).                 B. (2) và (3).                  C. (1) và (4).                 D. (1) và (3).

Câu  (000344): Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

Câu  (000345): Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.

C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.

D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu  (000346): Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động

A. theo chu kì mùa.                                             B. theo chu kì nhiều năm.

C. không theo chu kì.                                          D. theo chu kì tuần trăng.

Câu  (000347): Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể

A. không theo chu kì.                                          B. theo chu kì ngày đêm.

C. theo chu kì nhiều năm.                                   D. theo chu kì mùa.

Câu  (000348): Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động

A. không theo chu kì.                                          B. theo chu kì nhiều năm.

C. theo chu kì mùa.                                             D. theo chu kì tuần trăng.

Câu  (000349): Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là

A. kích thước tối đa của quần thể.                      B. mật độ của quần thể.

C. kích thước trung bình của quần thể.               D. kích thước tối thiểu của quần thể.

Câu  (000350): Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?

A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.

B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.

C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông.

D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.

Câu  (000351): Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là

A. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

B. số lượng cá thể có trong quần thể.

C. tỉ lệ đực và cái trong quần thể.

D. số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu  (000352): Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình bên dưới. Phân tích hình, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

 

A. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.

B. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm  E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm D.

D. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường.

Câu  (000353): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong  quần thể tăng cao.

B. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

C. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.

D. Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau.

Câu  (000354): Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.

B. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu.

C. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016.

D. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002.

Câu  (000355): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu kích thước của quần thể vượt mức tối đa, quần thể tất yếu sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

C. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa.

D. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu  (000356): Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố (ha)
200
240
160
185
Mật độ (cá thể/ha)
15
21
18
17
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.

(2) Kích thước quần thể D lớn hơn kích thước quần thể C.

(3) Quần thể D có kích thước lớn nhất.

(4) Kích thước quần thể C lớn hơn kích thước quần thể B.

A. 3.                              B. 1.                              C. 4.                              D. 2.

Câu  (000357): Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

B. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

C. Nghiên  cứu  về  nhóm  tuổi  giúp  chúng  ta  bảo  vệ  và  khai  thác  tài  nguyên  sinh  vật  có hiệu quả hơn.

D. Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu  (000358): Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố (ha)
25
240
150
200
Mật độ (cá thể/ha)
10
15
20
25
Cho biết diện tích khu phân bố của mỗi quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.

(2) Kích thước quần thể B bằng kích thước quần thể D.

(3) Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.

(4) Giả sử kích thước quần thể D tăng 1%/năm thì sau 1 năm, quần thể D tăng thêm 50 cá thể.

A. 3.                              B. 4.                              C. 2.                              D. 1.

Câu  (000359): Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

B. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

C. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian.

Câu  (000360): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.

B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

C. Nếu kích thước của quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.

D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Câu  (000361): Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố (ha)
100
120
80
90
Mật độ (cá thể/ha)
22
25
26
21
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.

(2) Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C.

(3) Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha.

(4) . Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.

A. 2.                              B. 3.                              C. 4.                              D. 1.

Additional information

Loại file

Phần mềm hỗ trợ

Reviews

There are no reviews yet.

Only logged in customers who have purchased this product may leave a review.