Description
Câu (000291): Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?
A. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
B. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
C. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
D. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
Câu (000292): Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. .
B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
C. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.
D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
Câu (000293): Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa.
B. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
D. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương.
Câu (000294): Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Câu (000295): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu (000296): Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
C. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
Câu (000297): Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?
A. Các cây cọ sống trên một quả đồi.
B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.
C. Các con chim sống trong một khu rừng.
D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.
Câu (000298): Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu (000299): Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
B. Những con cá sống trong Hồ Tây.
C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu (000300): Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu (000301): Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
B. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
C. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
D. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.
Câu (000302): Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cá đang sống ở Hồ Tây.
B. Tập hợp voọc mông trắng đang sống ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
C. Tập hợp côn trùng đang sống ở Vườn Quốc gia Cúc Phương.
D. Tập hợp cây cỏ đang sống ở cao nguyên Mộc Châu.
Câu (000303): Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ cạnh tranh không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể trong tự nhiên.
B. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
D. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
Câu (000304): Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ:
A. hỗ trợ cùng loài. B. cạnh tranh cùng loài.
C. hội sinh. D. hợp tác.
Câu (000305): Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài.
C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu (000306): Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cạnh tranh cùng loài có thể là nguyên nhân làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
B. Cạnh tranh gay gắt dẫn đến những cá thể yếu sẽ bị đào thải khỏi quần thể.
C. Cạnh tranh chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
Reviews
There are no reviews yet.